Đình chỉ thai nghén là gì? Các công bố khoa học về Đình chỉ thai nghén

Đình chỉ thai nghén, hay phá thai, là can thiệp y tế nhằm kết thúc thai kỳ vì nhiều lý do như sức khỏe hoặc kinh tế. Phương pháp đình chỉ có thể là dùng dược phẩm, thích hợp dưới 10 tuần, hoặc phẫu thuật như hút chân không và nong gắp. Dù an toàn khi thực hiện đúng cách, có rủi ro như nhiễm trùng. Quy định pháp lý khác nhau giữa các nước, từ tự do đến hạn chế hoặc cấm. Quyết định này là cá nhân, đòi hỏi thông tin và tư vấn đầy đủ để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe phụ nữ.

Đình Chỉ Thai Nghén: Khái Niệm và Các Phương Pháp

Đình chỉ thai nghén, thường được gọi là phá thai, là một can thiệp y tế nhằm kết thúc quá trình mang thai. Có nhiều lý do để xem xét việc đình chỉ thai nghén, bao gồm lý do sức khỏe, kinh tế, cá nhân hoặc do sự không mong muốn của thai kỳ. Các phương pháp đình chỉ thai nghén có thể được phân loại thành hai nhóm chính: phương pháp dược phẩm và phương pháp phẫu thuật.

Phương Pháp Đình Chỉ Thai Nghén Bằng Dược Phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng đối với thai kỳ giai đoạn đầu, cụ thể là dưới 10 tuần tuổi thai. Thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm Mifepristone (một loại antiprogestin) kết hợp với Misoprostol (một loại prostaglandin). Quy trình thường bắt đầu với việc sử dụng Mifepristone, làm ngưng hoạt động của hormone progesterone, làm nội mạc tử cung mất đi, và Misoprostol được sử dụng để kích thích tử cung và gây co bóp, đẩy thai ra ngoài.

Phương Pháp Đình Chỉ Thai Nghén Bằng Phẫu Thuật

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là Hút chân không (Manual Vacuum Aspiration - MVA) và Nong và gắp (Dilation and Curettage - D&C). Phương pháp hút chân không thường được áp dụng cho thai kỳ đến khoảng 12 tuần. Trong quy trình này, một ống hút đặc biệt được đưa vào tử cung để hút thai ra ngoài. Nong và gắp thường được thực hiện cho thai kỳ từ 12 đến 20 tuần, sử dụng dụng cụ để lấy thai ra khỏi tử cung.

Lợi Ích và Rủi Ro Của Đình Chỉ Thai Nghén

Đình chỉ thai nghén an toàn khi được thực hiện bởi các chuyên gia y tế được đào tạo và trong môi trường y tế hợp vệ sinh. Các lợi ích có thể đảm bảo tính mạng và sức khoẻ cho phụ nữ trong các trường hợp mang thai nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ can thiệp y tế nào, đình chỉ thai nghén có thể kèm theo các rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu nhiều, và rủi ro về tâm lý do hậu quả của quyết định cá nhân.

Quy Định Pháp Lý Về Đình Chỉ Thai Nghén

Pháp luật đối với đình chỉ thai nghén rất khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, thường được quy định bởi bộ luật y tế và các bộ luật liên quan đến quyền của phụ nữ. Một số quốc gia cho phép đình chỉ thai nghén tự do trong ba tháng đầu, trong khi các quốc gia khác có thể đặt ra các hạn chế nghiêm ngặt hoặc thậm chí cấm hoàn toàn ngoại trừ trong những điều kiện đặc biệt như nguy cơ cho sức khỏe người mẹ hoặc thai nhi dị tật.

Kết Luận

Quyết định đình chỉ thai nghén là một lựa chọn cá nhân với nhiều yếu tố cá nhân, đạo đức, và xã hội cần được cân nhắc kỹ càng. Điều quan trọng là phụ nữ có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, tư vấn y tế, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn để ra quyết định thông thái và phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "đình chỉ thai nghén":

Effectiveness and safety of regimen using mifepristone plus misoprostol to terminate pregnancy from 10 to 20 weeks of gestational age at the National hospital Obstetrics and Gynecology
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 4 - Trang 104 - 108 - 2019
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của mifepristone (MFP) phối hợp với misoprostol (MSP) để kết thúc thai nghén từ 10 đến 20 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, không đối chứng, có so sánh. 230 phụ nữ có thai từ 10 đến 20 tuần xin đình chỉ thai nghén chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu (nhóm I-dùng MSP sau 24 giờ uống MFP, nhóm II-dùng MSP sau 48 giờ uống MFP. Kết quả: Tỷ lệ thành công là 100%, trong đó sẩy thai hoàn toàn ở nhóm I là 97,39% và nhóm II là 98,26%. Thời gian sẩy thai trung bình nhóm II ngắn hơn nhóm I là 5,35±2,76 và 6,38±2,81 giờ, 100% sổ rau tự nhiên, thời gian nằm viện trung bình của nhóm II là 1,43±0,5 ngày ngắn hơn nhóm I là 1,63±0,5 ngày. Kết luận: Phác đồ phối hợp mifepristone với misoprostol để đình chỉ thai nghén 10-20 tuần có hiệu quả cao ở cả 2 nhóm, tuy nhiên nhóm nghiên cứu II có một số yếu tố hiệu quả hơn nhóm I.  
#Mifepristone; misoprostol; đình chỉ thai nghén; hiệu quả.
Kết quả phá thai quý II trên bệnh nhân có sẹo mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Tạp chí Phụ Sản - Tập 14 Số 1 - Trang 157 - 161 - 2016
Phá thai quý II là phương pháp chấm dứt thai nghén khi tuổi thai từ 13 đến 22 tuần (tuổi thai được tính theo ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc theo siêu âm ba tháng đầu). Việc này khi thực hiện trên thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ luôn tiềm ẩn các nguy cơ tai biến như chảy máu, nhiễm trùng, vỡ tử cung... vì vậy một vấn đề đặt ra đối với người thầy thuốc sản khoa là thái độ xử trí phá thai trên thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ như thế nào cho tốt, đạt được hiệu quả cao và giảm tỷ lệ gặp tai biến. Mục tiêu: Tìm hiểu các phương pháp phá thai quý II đang được thực hiện trên bệnh nhân có sẹo mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và kết quả của từng phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tất cả các trường hợp có tiền sử mổ đẻ cũ được chỉ định đình chỉ thai nghén ở quý II tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viên Phụ sản Trung ương từ ngày 01/08/2014 đến ngày 30/02/2015. Kết quả: Trong tổng số 55 thai phụ trong nghiên cứu thì có 44 trường hợp được chỉ định phá thai nội khoa, 11 trường hợp được chỉ định phá thai ngoại khoa trong đó có 6 ca nong gắp, 1 ca đặt túi nước và 4 ca mổ lấy thai. Tỷ lệ thành công của phương pháp nội khoa là 75%, ngoại khoa là 100%. Nhưng tỷ lệ tai biến của phương pháp nội khoa là 3% thấp hơn phương pháp ngoại khoa là 13,6%.Tỷ lệ tai biến cao nhất là nhóm có tiền sử mổ cũ 3 lần 33,3% và nhóm có khoảng cách mổdưới 1 năm là 20%. Kết luận: Có thểáp dụng phá thai bằng phương pháp nội khoa cho tất cả các thai phụ có sẹo mổ cũ (trừ trường hợp chống chỉ định) vì tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ tai biến thấp.
#Đình chỉ thai nghén #sẹo mổ đẻ cũ.
Hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng ống thông Foley ở thai ≤ 34 tuần có chỉ định đình chỉ thai nghén
Tạp chí Phụ Sản - Tập 12 Số 2 - Trang 127-129 - 2014
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hiệu quả và tính an toàn của ống thông Foley bơm 80 ml nước muối sinh lý đặt ở CTC trong KPCD ở thai ≤ 34 tuần có chỉ định đình chỉ thai nghén. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Tất cả những thai phụ vào Khoa đẻ để gây chuyển dạ đẻ có tuổi thai ≤ 34 tuần có chỉ định đình chỉ thai nghén.Kết quả: Từ 05/2013 – 02/2014 tại Khoa đẻ, BV PSTW có 48 thai phụ thỏa mãn tiêu chuẩn chọn. KPCD thành công 36/48 ca chiếm tỷ lệ 75%. Biến chứng: Có 1 trường hợp nhiễm trùng (2%). Không có biến chứng vỡ tử cung, sa dây rau. Kết luận: Khởi phát chuyển dạ (KPCD) bằng ống thông Foley đặt CTC cho hiệu quả cao và có biến chứng không đáng kể. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu rộng và chặt chẽ hơn trong tương lai.
#Khởi phát chuyển dạ #ống thông Foley #thai ≤ 34 tuần #CTC không thuận lợi
Hiệu quả của mifepriston phối hợp với misoprostol để kết thúc thai nghén từ 10 đến 20 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 4 - Trang 104 - 108 - 2019
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của mifepristone (MFP) phối hợp với misoprostol (MSP) để kết thúc thai nghén từ 10 đến 20 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, không đối chứng, có so sánh. 230 phụ nữ có thai từ 10 đến 20 tuần xin đình chỉ thai nghén chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu (nhóm I-dùng MSP sau 24 giờ uống MFP, nhóm II-dùng MSP sau 48 giờ uống MFP. Kết quả: Tỷ lệ thành công là 100%, trong đó sẩy thai hoàn toàn ở nhóm I là 97,39% và nhóm II là 98,26%. Thời gian sẩy thai trung bình nhóm II ngắn hơn nhóm I là 5,35±2,76 và 6,38±2,81 giờ, 100% sổ rau tự nhiên, thời gian nằm viện trung bình của nhóm II là 1,43±0,5 ngày ngắn hơn nhóm I là 1,63±0,5 ngày. Kết luận: Phác đồ phối hợp mifepristone với misoprostol để đình chỉ thai nghén 10-20 tuần có hiệu quả cao ở cả 2 nhóm, tuy nhiên nhóm nghiên cứu II có một số yếu tố hiệu quả hơn nhóm I.  
#Mifepristone; misoprostol; đình chỉ thai nghén; hiệu quả.
Effectiveness of mifepristone combined with misoprostol in suspension of pregnancy from 13 weeks to 22 weeks in pregnant women without children
Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm và hiệu quả của mifepristone phối hợp với misoprostol trong đình chỉ thai nghén 13 tuần đến 22 tuần. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tổng số 75 thai phụ đủ tiêu chuẩn. Kết quả: Tỷ lệ sảy thai là 100%, tỷ lệ sẩy thai cao nhất là sau khi dùng 3 liều misoprostol (37,33%), thời gian sảy thai trung bình 8,18 ± 4,07 (giờ), tỷ lệ can thiệp buồng tử cung 20%. Kết luận: Đình chỉ thai nghén 13 tuần đến 22 tuần sử dụng phác đồ mifepristone phối hợp với misoprostol hiệu quả cao. Trong đó, nhóm thai (19-22 tuần) yêu cầu liều lượng thuốc cao hơn và thời gian sảy thai cũng kéo dài hơn so với nhóm thai (13-18 tuần).
#Đình chỉ thai nghén #mifepristone và misoprostol #13 đến 22 tuần #chưa có con
40. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA BỆNH NHÂN ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN Ở TUỔI THAI TỪ 17 ĐẾN 22 TUẦN BẰNG MISOPROSTOLE ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm xã hội học của bệnh nhân được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 154 sản phụ được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ trong nghiên cứu là 27,9 ± 7,0 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn nhất là 50 tuổi. Phần lớn các sản phụ có trình độ văn hóa cao chiếm 63% và 30,5% là công viên chức với 66,9% đã kết hôn. ĐCTN bằng MSP đơn thuần áp dụng cho phần lớn sản phụ chưa có con hoặc có 1 con (64,9%), chưa nạo hút hoặc phá thai 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu do thai dị tật với (48,1%) với tuổi thai trung bình là 19,5 ± 1,6 tuổi, khá tương tự với tuổi thai trung bình của nhóm phá thai do nguyên nhân khác (19,6 ± 1,6 tuổi). Kết luận: Đa số sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là người trưởng thành (19 – 35 tuổi chiếm 74,7%), đã kết hôn (66,9%) và có trình độ văn hóa cao (63%). ĐCTN bằng MSP thường được chỉ định cho sản phụ chưa hoặc có 1 con (64,9%), nạo phá thai dưới 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN ở tuổi thai từ 17 – 22 tuần chủ yếu do dị tật (48,1%) và không có sự khác biệt và tuổi thai so với nhóm nguyên nhân khác.
#Đình chỉ thai nghén #Misoprostole đơn thuần #đặc điểm xã hội học.
7. Đánh giá hiệu quả của Mifepristone phối hợp với Misoprostol trong đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Phác đồ đình chỉ thai nghén nội khoa ba tháng giữa theo tài liệu hướng dẫn Quốc gia của Bộ Y tế năm 2016 chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả đình chỉ thai nghén nội khoa ba tháng giữa bằng phác đồ 2 thuốc gồm Mifepristone và Misoprostol giữa 2 nhóm 13 - 18 tuần và 19 - 22 tuần. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tổng số 130 thai phụ có tuổi thai từ 13 đến 22 tuần tuổi được đình chỉ thai nghén nội khoa, kết quả: tỷ lệ sẩy thai là 99,23%; thời gian sẩy thai 7,7 ± 3,67 (giờ); thai càng nhỏ thì thời gian sẩy thai càng nhanh, số liều MSP càng thấp; tỷ lệ can thiệp buồng tử cung sau sổ rau tự nhiên 16,28%, tác dụng phụ hay gặp là sốt (26,15%). Kết luận, phác đồ đình chỉ thai nghén nội khoa ba tháng giữa bằng phác đồ 2 thuốc Mifepristone và Misoprostol có hiệu quả cao.
#Đình chỉ thai nghén #Mifepristone và Misoprostol #13 đến 22 tuần
Nhận xét hiệu quả làm mềm, mở cổ tử cung bằng đặt bóng Foley vào lỗ trong ống cổ tử cung và kéo liên tục ở các trường hợp đình chỉ thai nghén có sẹo mổ đẻ cũ
Tạp chí Phụ Sản - Tập 13 Số 2A - Trang 80-82 - 2015
Đặt vấn đề: Hiện nay ĐCTN có nhiều phương pháp, tuy nhiên những trường hợp có sẹo mổ cũ ở tử cung thì chưa có phương pháp nào thực sự hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc làm mềm mở CTC. Mục tiêu: bước đầu đánh giá hiệu quả làm mềm, mở CTC và biến chứng của phương pháp đặt bóng Foley vào ống cổ tử cung kéo liên tục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến hành nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 47 bệnh nhân thai từ 16 đến 26 tuần có chỉ định ĐCTN và sẹo mổ cũ ở tử cung. Kết quả: Tỷ lệ làm mềm, mở CTC thành công là 95,7%, tỷ lệ gặp biến chứng là 6,3%. Kết luận: đặt bóng Foley vào ống cổ tử cung kéo liên tục đạt hiệu quả cao trong việc làm mềm mở CTC các trường hợp ĐCTN có sẹo mổ cũ ở tử cung.
#mềm #mở CTC; đình chỉ thai nghén có sẹo mổ cũ; bóng Foley
Tổng số: 8   
  • 1